Kế hoạch Thực hiện - Phần 6

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Australia và Việt Nam chia sẻ mối quan hệ nông nghiệp mạnh mẽ và đôi bên cùng có lợi, và đây là một khía cạnh quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược mở rộng của cả hai nước.

Tiếp tục hợp tác nông nghiệp và tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hai chiều sẽ là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế trong tương lai của hai quốc gia.

Để tăng cường thương mại về nông, lâm và thuỷ sản giữa Australia và Việt Nam, hai nước sẽ hợp tác để phát triển kinh doanh nông nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường nội địa của nhau thông qua đàm phán các nghị định về an toàn sinh học và các điều kiện trao đổi thương mại có liên quan dựa trên rủi ro và nguyên tắc khoa học, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi quốc gia cũng sẽ làm việc hướng tới tháo gỡ các rào cản hiện có trong thương mại và khuyến khích đầu tư hai chiều, bao gồm đầu tư của Việt Nam vào ngành kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm đang phát triển của Australia.

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Australia (ACIAR), dựa trên những chương trình nghiên cứu và mạng lưới c đối tác lâu dài, sẽ tiếp tục tăng cường sâu sắc gắn kết nông nghiệp Việt Nam và Australia, thông qua quan hệ đối tác nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của ngành công nghiệp nông thôn và sinh kế của Việt Nam, cùng với việc thúc đẩy hoà nhập và bình đẳng.

Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường

Diễn đàn Nông nghiệp Việt Nam-Australia (VAAF) là một cơ chế quan trọng để các quan chức cấp cao tham gia vào các vấn đề nông nghiệp. Thông qua diễn đàn này, Australia và Việt Nam sẽ tiến hành đối thoại mang tính xây dựng về các yêu cầu tiếp cận thị trường và thương mại.

Ba nhóm công tác hỗ trợ diễn đàn VAAF là: Nhóm công tác tiếp cận thị trường động vật và thủy sản Việt Nam-Australia, Nhóm công tác tiếp cận thị trường cây trồng Việt Nam-Australia và Nhóm công tác hỗ trợ kỹ thuật và chính sách Việt Nam-Australia giúp giải quyết các vấn đề kỹ thuật làm nền tảng cho việc tiếp cận thị trường và xây dựng năng lực.

Australia sẽ cung cấp các chương trình nâng cao năng lực cho Việt Nam để hỗ trợ và tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu tiếp cận thị trường, bao gồm việc đảm bảo giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng tốt nhất các điều kiện nhập khẩu của Australia.

Mục Hành động

Hợp tác để thúc đẩy các cuộc đàm phán tiếp cận thị trường song phương, tăng cường hợp tác liên chính phủ và thúc đẩy quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn

Các sáng kiến chính
  • Việt Nam ưu tiên đàm phán tiếp cận thị trường cho quả đào, quả xuân đào, việt quất, quả mận, mật ong, nội tạng trắng, thịt kangaroo và thịt hươu của Australia vào Việt Nam.
  • Australia ưu tiên đàm phán về vấn đề tiếp cận thị trường đối với chanh leo tươi, chôm chôm, quả vú sữa và tôm nguyên con của Việt Nam.
  • Việt Nam và Australia hợp tác giải quyết vấn đề về giấy chứng nhận điện tử để tăng cường việc chấp nhận chứng nhận điện tử của nhau.
  • Mở rộng thương mại rượu vang giữa Australia và Việt Nam thông qua việc Việt Nam cam kết tham gia vào Nhóm Rượu vang Thế giới, loại bỏ các yêu cầu trước đăng ký trước và tự đánh giá, nới lỏng các hạn chế quảng cáo lẫn cải cách liên quan đến quy định về thuế mặt hàng xa xỉ.
  • Mở rộng xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp của Australia sang Việt Nam thông qua quan hệ đối tác phát triển thị trường kỹ thuật. Quan hệ này sẽ tập trung vào chuỗi cung ứng kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam, bao gồm đảm bảo sản phẩm, an toàn, chất lượng, tính toàn vẹn và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.
  • Australia hỗ trợ Việt Nam trong việc đơn giản hóa các quy định của chính phủ đối với việc phê duyệt, bao gồm các quy định về nhập khẩu thực phẩm và các yêu cầu nhãn mác thực phẩm.
  • Australia hỗ trợ ngành chăn nuôi của Việt Nam để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, duy trì các phúc lợi động vật và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, bao gồm thông qua các sáng kiến xây dựng năng lực mới.
  • Australia hỗ trợ Việt Nam phát triển các chuỗi xuất khẩu hợp pháp đối với mặt hàng lâm sản được sản xuất từ gỗ thô nhập khẩu của Australia.
  • Việt Nam và Australia hợp tác và thúc đẩy quy trình chiếu xạ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm thông qua các sáng kiến xây dựng năng lực.
  • Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó với những vấn đề phát sinh tại trang trại và năng lực xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thông qua các chương trình xây dựng năng lực ứng phó với bệnh trên tôm và thủy sản.
  • Australia hỗ trợ Việt Nam giám sát và chẩn đoán sâu bệnh thực vật thông qua việc cung cấp các dự án xây dựng năng lực an toàn sinh học thực vật.
  • Australia và Việt Nam tiếp tục hợp tác về vấn đề khai thác đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không tuân theo quy định (gọi tắt là khai thác IUU) thông qua Kế hoạch hành động khu vực nhằm thúc đẩy đánh bắt bền vững bao gồm chống khai thác đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không tuân theo quy định (IUU); Biên bản ghi nhớ Việt Nam - Australia về chống đánh bắt cá bất hợp pháp và chương trình khu vực của Australia về chống đánh bắt cá bất hợp pháp và thúc đẩy ngành thuỷ sản bền vững ở Đông Nam Á, tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận hỗ trợ xây dựng năng lực cho các cán bộ giám sát, kiểm soát và giám sát.
  • Australia bắt đầu nghiên cứu để đánh giá giá trị của chuỗi cung ứng kinh doanh nông nghiệp Australia-Việt Nam.
  • Australia và Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và quan hệ đối tác và tạo cơ hội cho đầu tư kinh doanh nông nghiệp.
  • Việt Nam và Australia hợp tác trong nông nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả thông qua các chuyến thăm quan trang trại tại Australia.
  • Tổ chức các chuyến thăm cho các đoàn đại biểu nông dân hai nước để chia sẻ kiến thức kỹ thuật trong các lĩnh vực chính như sữa, thịt đỏ và gia súc.
  • Australia, sau khi tham vấn với Việt Nam, sẽ hỗ trợ phát triển bản Kế hoạch chi tiết thực hiện đầu tư song phương trong ngành chăn nuôi của Australia và Việt Nam.
  • Australia hỗ trợ cho dự án thí điểm xây dựng liên kết các loại trái cây ôn đới của Australia và Việt Nam, để trồng các loại trái cây có lợi cho hai nước, giúp cung cấp trái cây trái mùa.
  • Australia tiếp tục ủng hộ trao quyền xã hội và kinh tế cho nữ nông dân Việt Nam trong chuỗi giá trị nông nghiệp, thông qua chương trình Aus4Equality.
  • Australia sẽ ưu tiên đàm phán với Việt Nam về mong muốn của Việt Nam trong việc trở thành quốc gia tham gia sớm vào chương trình thị thực nông nghiệp của Australia, bao gồm các thỏa thuận song phương để triển khai nhằm xây dựng dựa trên cơ sở hợp tác trong quá khứ và hiện tại, đồng thời đảm bảo việc bảo vệ người lao động Việt Nam, tuân thủ các tiêu chuẩn lao động của Australia.
  • Australia sẽ ưu tiên đánh giá các phương pháp xử lý thay thế mà Việt Nam đề xuất đối với hoạt chất glyphosate được sử dụng cho mục đích tạo sức sống cho hoa và lá tươi đã cắt cành có thể nhân giống được, phù hợp với hiệu quả, độ an toàn và tính sẵn có để sử dụng ngay khi đến nơi, như những tác dụng của việc dùng glyphosate đem lại.
  • Australia hỗ trợ các chương trình phát triển sinh kế để nông dân Việt Nam từng bước chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp bền vững.

Tăng cường an ninh và quản lý nước

Australia và Việt Nam sẽ hợp tác để tăng cường năng lực trong quản lý lưu vực sông, quy hoạch tài nguyên nước, quản lý thủy lợi, thiết kế và vận hành cơ sở hạ tầng liên quan đến nước có khả năng thích ứng với những thay đổi khí hậu, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhằm cải thiện an ninh nguồn nước.

Mục Hành động

Hợp tác tăng cường an ninh nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu

Các sáng kiến chính
  • Việt Nam và Australia xây dựng trên cơ sở hợp tác hiện có trong khuôn khổ Chương trình Tài nguyên nước khu vực Mekong mở rộng trước đây của Australia, thông qua chương trình mới là Chương trình Khí hậu Năng lượng Nước của Australia và Quỹ Nước cho Phụ nữ, bao gồm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và triển khai chuyên môn thông qua Đối tác về Nước của Australia.
  • Australia hỗ trợ thiết lập một nền tảng giao dịch trực tuyến để kết nối ngành nước của Australia và Việt Nam nhằm xây dựng và củng cố quan hệ đối tác doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ và dịch vụ nước.
  • Australia hỗ trợ dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nước ở các tỉnh bị hạn hán (WEIDAP) nhằm giảm hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam.
  • Australia và Việt Nam hợp tác trong việc hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu và phát triển các hoạt động nông nghiệp bền vững.
  • Australia tiếp tục hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững của ngành nông nghiệp thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ đổi mới, trong khuôn khổ chương trình Aus4Innovation.
  • Australia hỗ trợ Việt Nam trong Quy hoạch Tài nguyên Nước Quốc gia.