Kế hoạch Thực hiện - Phần 3

Thúc đẩy môi trường kinh doanh và đầu tư hấp dẫn

Sự khác biệt trong hệ thống quy định pháp lý, về tập quán văn hoá xã hội và ngôn ngữ đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường ở cả hai quốc gia, cũng như sự phức tạp của môi trường thúc đẩy đầu tư kinh doanh.

Những thách thức này tác động không đồng đều đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (SMEs) và có ảnh hưởng liên quan đến cả các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, vì trên thực tế có số lượng lớn phụ nữ hoạt động trong những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn.

Việt Nam và Australia sẽ triển khai các sáng kiến thiết thực để thúc đẩy nhận thức và nắm bắt các cơ hội tại thị trường của nhau, hợp lý hóa các khuôn khổ pháp lý và đầu tư, và tạo điều kiện thuận lợi hơn để các hoạt động kinh doanh được triển khai dễ dàng hơn, giúp tăng thương mại và đầu tư hai chiều, bao gồm ưu tiên các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ và các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu hoặc dẫn dắt.

Nâng cao nhận thức và nắm bắt cơ hội giữa các doanh nghiệp tại thị trường của nhau

Mục Hành động

Thúc đẩy nâng cao nhận thức và nắm bắt cơ hội tại thị trường của nhau

Các sáng kiến chính
  • Việt Nam và Australia tăng cường số lượng các sứ mệnh thương mại, kết nối kinh doanh và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, bao gồm thiết lập Biên bản ghi nhớ để giới thiệu giữa các Cơ quan Xúc tiến Thương mại tương ứng của hai bên.
  • Việt Nam và Australia ủng hộ để làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thương mại và đầu tư thích hợp ở cấp địa phương, chẳng hạn như giữa các tỉnh, thành phố của phía Bắc Australia và Việt Nam.
  • Việt Nam và Australia thành lập sáng kiến Doanh nhân Tiêu biểu (Business Champions) nơi các Tổng giám đốc điều hành (CEO) đồng cấp hàng đầu được hai nước chỉ định làm nhà vô địch đại chúng cho thương mại và đầu tư Australia-Việt Nam.
  • Việt Nam và Australia ủng hộ việc thành lập Hội đồng Kinh doanh Việt Nam - Australia, tượng trưng cho quan hệ đối tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam.
  • Australia tổ chức 3 hội nghị bàn tròn CEO Úc về Việt Nam để chia sẻ bài học kinh nghiệm và xác định cơ hội cho các doanh nghiệp của Australia tham gia hoặc tiếp cận thị trường Việt Nam.
  • Australia sẽ hợp tác với Việt Nam để chuẩn bị báo cáo về xác định cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại và đầu tư tại Úc, để bổ sung cho báo cáo hiện thời tập trung vào Australia.
  • Australia thiết lập một trang web song ngữ Úc-Việt về Cơ hội và Thông tin phân tích Thị trường, để cung cấp một điểm tham chiếu thuận lợi, hướng dẫn cho các doanh nghiệp Australia và Việt Nam, đồng thời với nhiều thông tin từ Hội nghị bàn tròn CEO và các báo cáo cơ hội được nêu ở trên.
  • Australia sẽ cung cấp đào tạo và giáo dục chuyên ngành cho các doanh nghiệp Australia để hỗ trợ hợp tác đối tác có chọn lọc trong các lĩnh vực giúp phát triển công nghiệp tại Việt Nam.
  • Australia hỗ trợ xây dựng Lộ trình xúc tiến hợp tác toàn cầu Australia - Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Australia có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm đa dạng hóa và mở rộng chuỗi cung ứng, dựa trên đó kết hợp mọi giới tính.

Hỗ trợ các nỗ lực quản trị và cải cách kinh tế của Việt Nam

Để ủng hộ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường cải cách theo hướng nền kinh tế thị trường hơn nữa, bao gồm tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Australia, Australia sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thông qua hợp tác phát triển mới và liên tục.

Để đảm bảo tính minh bạch, ổn định và bền vững trên thị trường tài chính, thúc đẩy đầu tư hai chiều mạnh mẽ hơn, Australia và Việt Nam nhất trí đổi mới hợp tác theo Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Tài chính Australia và Bộ Tài chính Việt Nam, với trọng tâm tập trung vào

  • chia sẻ kinh nghiệm về quản lý ngân sách và chính sách tài khóa;
  • chia sẻ chuyên môn của Australia về quy định điều tiết thị trường tài chính
  • kinh tế vĩ mô và dự báo ngân sách; và
  • ổn định kinh tế vĩ mô và các chính sách cải cách kinh tế khác.

Việt Nam và Australia sẽ tiếp tục hợp tác kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, bao gồm thông qua các hoạt động củng cố năng lực và nhận thức về các hiệp định thương mại quốc tế (như là AANZFTA, CPTPP và RCEP) và cải thiện quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này bao gồm, như một phần của Sáng kiến về cơ sở hạ tầng thiết yếu và đầu tư nước ngoài trong tiểu vùng sông Mekong, hỗ trợ cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua:

  • chia sẻ kinh nghiệm trong việc thu hút và duy trì nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI có hiệu quả cao và giải quyết các rủi ro an ninh quốc gia có thể xảy ra do các hoạt động đầu tư nước ngoài;
  • nâng cao trình độ kỹ thuật của cán bộ tham gia rà soát đề xuất đầu tư nước ngoài và hoạch định chính sách đầu tư;
  • tư vấn về cải cách chính sách và quy định, giúp giải quyết tốt hơn những rủi ro của đầu tư chiến lược; và
  • thúc đẩy quan hệ thể chế mạnh mẽ hơn nữa với Australia về các vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Australia sẽ tiếp tục hợp tác để phát triển hơn nữa thị trường vốn tại Việt Nam, hợp tác với Ngân hàng Thế giới thông qua Chương trình Phát triển Thị trường Vốn chung (J-CAP), hiện đang được tài trợ cho đến năm 2023.

Mục Hành động

Hỗ trợ các nỗ lực quản trị và cải cách kinh tế sâu rộng của Việt Nam để cải thiện môi trường xúc tiến thương mại và đầu tư

Các sáng kiến chính
  • Hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ cải cách quản trị kinh tế sâu rộng của Việt Nam thông qua hợp tác phát triển mới và đang được triển khai của Australia, tập trung vào chủ đề bình đẳng giới và hoà nhập xã hội.
  • Việt Nam và Australia đổi mới hợp tác theo Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Tài chính Australia và Bộ Tài chính Việt Nam để đảm bảo tính minh bạch, ổn định và bền vững trên thị trường tài chính.
  • Australia hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả thông qua hỗ trợ kỹ thuật theo Sáng kiến về cơ sở hạ tầng thiết yếu và đầu tư nước ngoài tiểu vùng sông Mekong.
  • Australia tiếp tục hợp tác kinh tế để tạo thuận lợi cho đầu tư và phát triển hơn nữa thị trường vốn tại Việt Nam, với sự hợp tác của các đối tác khu vực và đa phương.
  • Việt Nam nới lỏng các hạn chế liên quan đến tỷ lệ lao động nước ngoài.

Tinh giản thủ tục hải quan cho doanh nghiệp thông qua chuyển đổi kỹ thuật số

Để hỗ trợ Việt Nam trong chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ đối với các thủ tục hải quan, tăng cường quản lý và giám sát rủi ro, trao đổi thông tin và tinh giản các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp hai nước, Việt Nam và Australia nhất trí triển khai chương trình hợp tác hải quan thiết thực bằng cách nâng cấp Biên bản ghi nhớ về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hải quan. Điều này sẽ bao gồm các hoạt động hỗ trợ Việt Nam tăng cường chấp nhận các văn bản điện tử, chứng thực và chữ ký khi thực hiện các thủ tục hải quan và tạo điều kiện xử lý kịp thời hơn nữa tại cửa khẩu hải quan.

Mục Hành động

Tinh giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp thông qua hỗ trợ chuyển đổi số thủ tục hải quan của Việt Nam

Các sáng kiến chính
  • Việt Nam và Australia nâng cấp Biên bản ghi nhớ về Hợp tác và Hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hải quan và coi đây như một khuôn khổ để thực hiện chương trình hợp tác hải quan thiết thực.

Thúc đẩy chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong các hoạt động thương mại và đầu tư, Australia sẽ hỗ trợ Việt Nam củng cố chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thông qua chương trình hoạt động hợp tác song phương giữa Cục Cạnh tranh và Người tiêu dùng Việt Nam (VCCA) và Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC). Việc hợp tác này được xây dựng dựa trên những hỗ trợ kỹ thuật do ACCC đã cung cấp trước đó cho VCCA. Chương trình làm việc, còn tùy thuộc vào thỏa thuận chung, có thể bao gồm việc tập trung vào quá trình bổ sung và sửa đổi luật tiêu dùng, nghiên cứu và công bố, giáo dục và trao quyền cho người tiêu dùng.

Mục Hành động

Hỗ trợ thúc đẩy chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng

Các sáng kiến chính
  • Việt Nam và Australia hợp tác tăng khả năng cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thông qua chương trình hoạt động hợp tác song phương giữa Cục Cạnh tranh và Người tiêu dùng Việt Nam (VCCA) và Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC).