Khai thác cơ hội trong những lĩnh vực quan trọng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam và Australia có lợi ích tương trợ và bổ sung cho nhau trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đổi mới sẽ không chỉ quan trọng để đối phó với COVID-19 mà còn cần thiết để củng cố khả năng cạnh tranh thương mại và phát triển công nghiệp nói chung.

Quan hệ Đối tác Chiến lược Australia - Việt Nam công nhận đổi mới sáng tạo là một trong ba trụ cột (cùng với trụ cột kinh tế và an ninh) dựa trên niềm tin chung rằng kiến thức và đổi mới sẽ là căn bản cho sự tăng trưởng và thịnh vượng bền vững trong tương lai của chúng ta.

Việt Nam có khao khát lớn đối với các liên kết nghiên cứu quốc tế được thúc đẩy bởi Công nghiệp 4.0 và chương trình cải cách toàn diện. Năng lực nghiên cứu của Australia được đánh giá cao. Từ năm 2017-2020, Australia đứng thứ năm về hợp tác nghiên cứu với Việt Nam.

Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) đã thành lập một văn phòng tại Đại sứ quán Australia tại Hà Nội và đẩy mạnh quan hệ đối tác đổi mới và chia sẻ kiến thức của Australia với Việt Nam. CSIRO và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tiếp tục thiết lập quan hệ đối tác đổi mới và nghiên cứu với một loạt các tổ chức doanh nghiệp và chính phủ để có thể phát triển nền tảng hợp tác thương mại trong tương lai. Các trường đại học của Australia cũng đang thúc đẩy các liên kết thương mại và nghiên cứu tại Việt Nam để tiếp cận thị trường toàn cầu đối với dịch vụ nghiên cứu và thương mại hóa.

Đổi mới sáng tạo là đòn bẩy nòng cốt trong quan hệ hợp tác phát triển Australia - Việt Nam. Aus4Innovation, thông qua việc cung cấp các khoản tài trợ cho hợp tác về thương mại hóa công nghệ, sẽ hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị cho một tương lai kỹ thuật số, thúc đẩy các mô hình chuyển giao nghiên cứu và công nghệ phù hợp với các ngành nghề, và nâng cao tư duy sáng tạo và các kỹ năng mềm thông qua xây dựng năng lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế khởi nghiệp.

Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đổi mới sáng tạo, có vị thế tốt để nắm bắt các cơ hội của một tương lai kỹ thuật số đang đến gần và tận dụng thế mạnh cốt lõi trong khoa học và công nghệ. Theo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020, Việt Nam xếp hạng 42 và là quốc gia có vị trí tốt nhất trong số các nước có thu nhập trung bình thấp trong bảng xếp hạng52.

Việt Nam đang chủ động hành động để đưa đổi mới sáng tạo trở thành trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được dẫn dắt bởi doanh nghiệp. Việc xây dựng Chiến lược Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (2020-2030) nằm trong khuôn khổ của bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, đang đặt công nghệ và đổi mới trong giai đoạn trọng tâm của các kế hoạch tăng trưởng mới. Điều này kết hợp với một loạt các chính sách kinh tế thân thiện với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để tăng tốc việc nâng cấp công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng cân bằng.

Aus4Innovation
Chương trình Aus4Innovation giúp xây dựng kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực tổ chức trong thương mại hóa khoa học.

Hệ sinh thái nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của Việt Nam rất rộng và các cơ quan như Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đang tích cực tìm cách tăng cường hợp tác với các đối tác Australia.

Australia

Chính phủ Australia, các doanh nghiệp và ngành nghiên cứu đang làm việc để tăng cường phát triển năng lực quốc gia trong khoa học, công nghệ và đổi mới.

Australia đã phát triển một loạt các ưu tiên quốc gia cho phát triển khoa học và nghiên cứu để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực cấp thiết và quan trọng truớc mắt, giúp nâng tầm vị thế của Australia trên trường quốc tế. Chín ưu tiên là: thực phẩm; đất và nước; giao thông vận tải; an ninh mạng; năng lượng; tài nguyên; sản xuất tiên tiến; biến đổi khí hậu và y tế.

Tuyên bố Khoa học Quốc gia đưa ra tầm nhìn của Chính phủ Australia về khoa học ở Australia và một khuôn khổ chính sách chiến lược để định hướng việc đưa ra quyết định trong tương lai đối với khoa học.

Quỹ Ngoại giao Khoa học và Công nghệ Toàn cầu của Chính phủ Australia, được công bố vào năm 2021, sẽ giúp hỗ trợ hợp tác quốc tế với Việt Nam.

Những cơ hội trong tương lai

Tăng cường kết nối giữa các nhà nghiên cứu, doanh nhân và doanh nghiệp công nghệ cao trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư ưu tiên, như tài nguyên và năng lượng, nông nghiệp và khí hậu, sẽ kích thích tăng trưởng trung hạn.

Ví dụ, cải thiện quản lý nguồn nước là cần thiết để giải quyết vấn đề về chất lượng nước và các vấn đề môi trường khác ở Việt Nam. Các công ty cấp nước, quản lý và xử lý nước của Australia có đủ năng lực hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết nhu cầu quản lý nước.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Australia và Việt Nam có lợi ích bổ sung cho nhau về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đổi mới sẽ rất quan trọng cho cả hai nước trong ứng phó với dịch bệnh COVID-19 nhưng cũng là nền tảng cốt lõi để cạnh tranh thương mại và phát triển công nghiệp nói chung.

Xem kế hoạch thực hiện
Footnotes
  • [52] Đại học Cornell, INSEAD và WIPO 2020, Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2020: Ai sẽ hỗ trợ tài chính cho Đổi mới? Ithaca, Fontainebleau và Geneva