Chiến lược - Phần 2

Sớm phục hồi sau COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cú sốc với nền kinh tế toàn cầu, nhưng nó có ảnh hưởng khác nhau đến từng quốc gia và từng ngành trên thị trường. Chuỗi giá trị toàn cầu đã bị gián đoạn do thiếu hụt nguồn cung đầu vào và do sự gián đoạn của các quy trình sản xuất và kinh doanh.

Các biện pháp phong tỏa, cách ly và hạn chế đi lại được đưa ra để bảo vệ sức khoẻ và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, đã phá vỡ các phương thức thương mại và đầu tư từng được thiết lập trước đây.

Các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào sự di chuyển quốc tế của người dân như du lịch, giáo dục, hàng không và vận tải hàng không bị ảnh hưởng đặc biệt. Du lịch giữa Việt Nam và Australia gần như bị ngừng lại, ảnh hưởng đến hai trong số mười mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, đó là tạm dừng du lịch (ảnh hưởng đến xuất khẩu du lịch của Việt Nam sang Australia) và cản trở sinh viên mới sang Australia để bắt đầu các khoá học mới (ảnh hưởng đến xuất khẩu giáo dục của Australia sang Việt Nam).

Đại dịch ảnh hưởng đến nữ giới và nam giới theo các cách khác nhau. Nữ giới ở cả Australia và Việt Nam đều trải qua sự bất an kinh tế lớn hơn nam giới, do hai yếu tố cộng hưởng là sự bất bình đẳng giới vốn có sẵn từ trước và bản chất tác động của đại dịch. Điều này bao gồm, đối với phụ nữ (và trẻ em gái), tỷ lệ mất việc làm và giảm thu nhập cao hơn, gia tăng số lượng công việc chăm sóc và nội trợ không được trả lương, tăng nguy cơ và tỷ lệ bạo lực, đồng thời giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu19.

Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế của hai nước

Đối với cả Australia và Việt Nam, tăng trưởng GDP thấp hơn so với xu hướng các năm trước đó, nhưng thông qua các hành động hiệu quả của chính phủ, bao gồm các biện pháp kích thích kinh tế, hai nước vẫn có thể giữ khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế.

Giống như ở nhiều quốc gia khác, đại dịch ban đầu đã đẩy nền kinh tế của Australia vào suy thoái. GDP thực tế đã giảm 7,0% trong quý tháng 6/2020 - mức giảm kỷ lục theo quý20. Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2020, tăng trưởng GDP của nền kinh tế Australia đã giảm 1,1%21.

Sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư là nhờ vào quá trình cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế trong nhiều năm, qua đó đã hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với COVID-19 và Việt Nam hể hiện ở mức tăng trưởng GDP dương 2,9% vào năm 202022. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đạt được tăng trưởng kinh tế dương trong giai đoạn này.

COVID-19 đã và đang thúc đẩy đổi mới trong công nghệ kỹ thuật số

Covid-19, ở một góc độ nào đó, đang góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, như một giải pháp ứng phó với các thách thức trong thời điểm này. Ví dụ, Chính phủ của cả Australia và Việt Nam đều đã áp dụng công nghệ mới trong việc hỗ trợ quá trình truy vết để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp đã điều chỉnh nhiều cách thức hoạt động mới, bao gồm hỗ trợ việc làm việc từ xa, áp dụng các công cụ kỹ thuật số nhằm nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ khách hàng.

Những thay đổi này đã tăng cường xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, trong đó có Công nghiệp 4.0, và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa trong quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Trong hệ sinh thái đang phát triển này, Việt Nam và Australia có cơ hội nâng cao năng suất và tăng cường tham gia vào xuất khẩu dịch vụ.

Nhiều lĩnh vực tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Bất chấp những ảnh hưởng đến kinh tế do phong tỏa và hạn chế đi lại, một số loại hình thương mại vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Giá trị mặt hàng xuất khẩu chính của Australia sang Việt Nam là quặng sắt và tinh quặng sắt, nhôm, động vật tươi sống, lúa mì, trái cây và các loại hạt, đều tăng trong năm 2020. Nhập khẩu chính của Australia từ Việt Nam là dầu thô, động vật giáp xác, thủy sản, màn hình, máy chiếu và tivi, thiết bị văn phòng, quần áo dệt may và đồ chơi, trò chơi và dụng cụ thể thao cũng tăng về giá trị trong năm 202023. Nhiều lĩnh vực mới và mới nổi khác cũng đã phát triển trong giai đoạn này.

Mối quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ trong 'trạng thái bình thường mới'

Những nỗ lực ứng phó từ sớm của Việt Nam và Australia đối với COVID-19 đang giúp ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch. Những nỗ lực ban đầu này đã có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus. Mặc dù những biến thể mới của COVID-19 đang gây ra nhiều thách thức cho hai nước nhưng niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp đang dần hồi phục một cách thận trọng, tình hình sẽ được cải thiện hơn nữa khi vắc-xin được triển khai trên diện rộng cho người dân ở cả hai nước. GDP thực tế và tỷ lệ tham gia lao động của Australia và Việt Nam đã và đang được cải thiện. Điều này được tác động, nhờ sự cải thiện về triển vọng kinh tế toàn cầu, mức độ tiêm chủng tăng cùng, cùng với những biện pháp hạn chế COVID-19 nhờ đó được nới lỏng.

Một trạng thái "bình thường mới" đang xuất hiện. Tiềm năng tăng trưởng và khả năng bổ sung mạnh mẽ của nền kinh tế hai nước sẽ vẫn sẽ tiếp tục được duy trì: Việt Nam sẽ tiếp tục tiến trình công nghiệp hóa và phát triển, sản xuất hàng hóa cho thị trường Australia và Australia sẽ tiếp tục là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cạnh tranh và đáng tin cậy cho Việt Nam. Mối quan tâm đầu tư chiến lược của Việt Nam vào Australia vẫn rất lớn, đặc biệt là để đảm bảo nguồn cung, bao gồm quặng sắt và chăn nuôi gia súc. Các công ty Australia vẫn quan tâm đến việc tìm hiểu các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Các yếu tố cơ bản tích cực này sẽ được củng cố bởi đổi mới công nghệ kỹ thuật số và những tiến bộ về tự động hóa thông qua Công nghiệp 4.0.

Mặc dù sự phục hồi trong ngành du lịch và giáo dục sẽ chậm hơn so với sự phục hồi của thương mại hàng hóa, cả hai nước sẽ trở lại thành những điểm đến hấp dẫn đối với thương nhân, sinh viên và khách du lịch. Mở cửa trở lại cho du lịch, du học và việc làm khi đủ điều kiện an toàn sẽ giúp tăng cường hơn nữa sự phục hồi kinh tế của hai nước và tiếp tục xây dựng mối quan hệ nhân dân giữa Australia và Việt Nam.

training
Tuần lễ Kỹ năng Australia tại Việt Nam. Mở cửa cho du lịch, giáo dục và lao động ngay khi đảm bảo an toàn, sẽ giúp tăng cường phục hơn nữa cho nền kinh tế hai nước và tiếp tục xây dựng mối liên hệ giữa người dân Australia và Việt Nam.
vessel
Đại sứ Australia Robyn Mudie và Tổng Lãnh sự Australia Julianne Cowley chiêm ngưỡng tàu APT James, con tàu đầu tiên được hoàn thành bởi Austal Vietnam. Các công ty Australia vẫn quan tâm tới việc tìm hiểu các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Footnotes
  • [19] Barcucci, Valentina, William Cole và Rosina Gammarano, tháng 3 năm 2021, “Giới và thị trường lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên Điều tra Lực lượng Lao động”, Bản tóm tắt nghiên cứu, Tổ chức Lao động Quốc tế, xem ngày 1 tháng 10 năm 2021
  • [20]Dữ liệu của ABS, danh mục 5206.0
  • [21]Dữ liệu của ABS, danh mục 5206.0
  • [22]Cơ sở dữ liệu IMF WEO tháng 4 năm 2021
  • [23]Dựa trên dữ liệu thương mại của ABS trên cơ sở dữ liệu DFAT STARS, danh mục 5368.0.55.003